SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ ĐẦU BẾP

SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ ĐẦU BẾP

Hiện nay, suất ăn công nghiệp không còn xa lạ, thậm chí cũng dần trở nên quen thuộc với mọi người. Thông qua việc giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ hàng nông sản và phát triển các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu suất ăn, ngành dịch vụ suất ăn công nghiệp không những giúp phát triển nền kinh tế cả nước mà còn có một ý nghĩa quan trọng nhất định đối với các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, xí nghiệp,…

Suất ăn công nghiệp STAVI

Hình ảnh: Suất ăn công nghiệp STAVI

Tuy nhiên, vì các suất ăn công nghiệp cùng được sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn và cung cấp đồng loạt cho người lao động trong một khoảng thời gian cố định, nên thường gây ra khó khăn và áp lực lớn cho những đầu bếp trong việc phục vụ, cũng như quản lý suất ăn công nghiệp. Hãy cùng Công ty Suất ăn công nghiệp STAVI tìm hiểu về những “góc khuất” phía sau nghề đầu bếp mà bấy lâu nay họ không thổ lộ nhé!

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ ĐẦU BẾP TẠI CÔNG TY STAVI

Đầu bếp là một trong những ngành nghề “hot” nhất hiện nay. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, được làm việc trong những nhà hàng – khách sạn cao cấp, được thưởng thức nhiều món ăn ngon,… là điều mơ ước của không ít đầu bếp trẻ. Tuy nhiên, nghề đầu bếp không phải khi nào cũng đầy ắp “những màu hồng”…

NGHỀ ĐẦU BẾP PHẢI HỌC NHỮNG VIỆC VÔ CÙNG NHÀM CHÁN

Khi bắt đầu làm bếp tại những nhà hàng và đặc biệt khi chê chế biến suất ăn công nghiệp tại Công ty STAVI, một trong những việc đầu tiên bạn được giao là phải học cách cầm dao ra sao, rửa rau như thế nào, trần rau sao cho xanh,… Nếu so sánh với việc bạn đứng xào hay nướng thịt thì rõ ràng những điều trên thật sự rất nhàm chán. Đúng nhỉ? Rồi bạn sẽ nghĩ rằng mình không có tương lai, không có cơ hội nếu cứ tiếp tục làm như thế này; và cuối cùng là bỏ việc.

Đầu bếp phải học những việc vô cùng nhàm chán

Hình ảnh: Đầu bếp phải học những việc vô cùng nhàm chán

Cũng có những trường hợp khi xin việc làm bếp nhưng bạn chỉ được yêu cầu làm những việc của tạp vụ, phụ bếp như nhặt rau đến cả dọn vệ sinh, rửa bát,… Nó chẳng hề liên quan gì đến việc nấu bếp, đến những kiến thức đã từng được học; trong khi thời gian phải bỏ ra rất lớn. Hàng ngày, bạn phải dậy rất sớm, đến nơi làm việc sớm nhất và về muộn nhất để có thể hoàn thành công việc. Chán nản và mệt mỏi, bạn nghỉ việc.

ĐẦU BẾP SẼ LUÔN LUÔN TRONG TÌNH TRẠNG THIẾU NGỦ

Đầu bếp là nghề cực kỳ vất vả. Một người đầu bếp tại Công ty STAVI sẽ phải làm hầu như tất cả mọi việc từ kiểm tra nguyên liệu, thu mua thực phẩm, sơ chế, làm nước sốt, cho đến chế biến món ăn,… Để hoàn thành mọi việc thì họ phải làm việc từ rất sớm nhưng lại về rất muộn. Có khi, vừa bước đến cửa nhà đã là 12h đêm.

Đầu bếp luôn luôn trong tình trạng thiếu ngủ

Hình ảnh: Đầu bếp luôn luôn trong tình trạng thiếu ngủ

Vậy nên, những bạn trẻ mới làm trong thời gian đầu do chưa quen nên thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu ngủ, người mệt mỏi, uể oải, khó tập trung. Ngoài ra, bạn hầu như chẳng còn thời gian để mà vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí như trước. Việc tán gẫu với bạn bè, đưa người yêu đi xem phim, cùng gia đình đi du lịch,…cũng không nằm trong kế hoạch gần nhất của bạn. Người hiểu sẽ cảm thông, người không hiểu sẽ chán chường. Cứ như thế, những mối quan hệ dần xa ra, xa mãi… rồi đổ vỡ.

ĐẦU BẾP SẼ VUI ĐÓ NHƯNG CÓ THỂ BUỒN NGAY

Nghề nào cũng có đủ niềm vui và nỗi buồn. Nghề đầu bếp cũng vậy. Bạn sẽ phải vượt qua những áp lực và vất vả để tạo ra món ăn ngon, trang trí đẹp mắt cho vừa lòng từng khẩu vị của mỗi thực khách, đó là niềm vui khó tả. Và nếu cũng là món ăn đó nhưng không làm hài lòng thực khách khác thì ngược lại, đầu bếp sẽ chẳng thể vui nổi, còn phải chịu áp lực từ nhiều phía: bếp, khách hàng, quản lý,…

Hệ thống bếp công nghiệp của STAVI

Hình ảnh: Niềm vui, nỗi buồn thất thường của nghề đầu bếp

ĐẦU BẾP SẼ THƯỜNG XUYÊN BỊ QUÁT MẮNG

Công việc của một đầu bếp không hề đơn giản và nhẹ nhàng như bạn nghĩ. Không khí trong gian bếp luôn trong tình trạng căng thẳng vừa do sức nóng từ bếp và cũng do sức ép thời gian để phục vụ thực khách. Thao tác nhanh nhưng phải khéo léo, chế biến nhiều nhưng phải kịp thời gian,… Vậy nên những bạn mới làm sẽ rất dễ mắc lỗi và bị bếp trưởng quát mắng. Chuyện đó là rất bình thường và sẽ diễn ra như “cơm bữa”. Nếu chán nản, tủi thân hay có ý định buông xuôi thì chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ “leo” lên được vị trí cao hơn hiện tại.

Liệu với những khó khăn của nghề đầu bếp tại Công ty chúng tôi trên đây có khiến bạn muốn từ bỏ nghề này. Nghề nào thì cũng luôn có những khó khăn nhất định. Nếu có niềm đam mê và tình yêu nghề bạn sẽ làm tốt được công việc này. Được làm công việc yêu thích bạn sẽ có thể vui vẻ từ khi thức dậy đến khi trở về nhà. Và với tình yêu nghề thì mọi khó khăn cũng chỉ là chuyện nhỏ.