Nhiều bất cập về nhà ở xã hội tại Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi
Kinhtedothi – Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã có nhiều thay đổi tích cực, phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện để phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý về một số nội dung được sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Luật Nhà ở.
Theo Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu, một số quy định mới của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) rất tích cực, phù hợp với thực tiễn sẽ tạo điều kiện để phát triển NƠXH và đáp ứng nhu cầu nhà ở của các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi trong thời gian tới, như: không còn bắt buộc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại từ 10 ha (hoặc từ 2 ha) trở lên phải dành 20% diện tích đất ở trong dự án để xây dựng NƠXH, bởi lẽ không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH trong dự án, để bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, quyền tự do lựa chọn sản phẩm nhà ở của DN BĐS.
Cho phép người thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động khu công nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang được hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để mua, thuê mua NƠXH hoặc xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở; Hay quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trích 10% tiền sử dụng đất thu từ dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn bổ sung vào một khoản mục riêng trong quỹ đầu tư phát triển của địa phương, để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kết nối giao thông của dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư xây dựng NƠXH trên phạm vi địa bàn theo quy định của Chính phủ và đầu tư xây dựng NƠXH để cho thuê…
Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa thật phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng để phát triển NƠXH hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta, cụ thể: Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) không còn quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại góp phần thực hiện chính sách NƠXH, mà lại xác định trách nhiệm của Nhà nước, có thể nội dung này đã không đúng.
Tương tự, Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bỏ quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để góp phần phát triển NƠXH theo quy định của Chính phủ, thì ngân sách Nhà nước sẽ không còn được bổ sung nguồn vốn xã hội hóa từ các dự án nhà ở thương mại để góp phần cùng Nhà nước phát triển NƠXH.
Trong khi đó, thực chất người mua nhà ở thương mại khi trả tiền mua nhà là đã cùng chung tay đóng góp hỗ trợ cho các đối tượng hưởng chính sách NƠXH, vì nghĩa vụ của chủ đầu tư đã được tính vào giá bán nhà ở thương mại. Đồng thời, nếu chỉ “trích 10% tiền sử dụng đất thu từ dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị thì số tiền này không lớn, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa. Ngay cả TP Hồ Chí Minh năm 2021 cũng chỉ thu tiền sử dụng đất được 7.560 tỷ đồng nên trích 10% thì cũng chỉ được 756 tỷ đồng.
“Nếu bỏ quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để góp phần phát triển NƠXH theo quy định của Chính phủ thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 phát triển 570.000 căn NƠXH, đến năm 2030 phát triển 1 triệu căn và sẽ làm cho “giấc mơ” của đông đảo người dân thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang muốn được mua, thuê mua NƠXH ngày càng xa vời” – Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đánh giá.
Ngoài ra, cũng theo đại diện HoREA, Khoản 1 Điều 78 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định Nhà nước đầu tư xây dựng NƠXH bằng vốn ngân sách để bán là không hợp lý, vì ngân sách Nhà nước có hạn chỉ nên đầu tư xây dựng NƠXH để cho thuê, cho thuê mua. Vì vậy, HoREA đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính để góp phần phát triển NƠXH theo quy định của Chính phủ.
Đối với quy định trích 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị và 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để bổ sung vào một khoản mục riêng trong quỹ đầu tư phát triển của địa phương, dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đấu nối hệ thống hạ tầng chung của khu vực có dự án NƠXH; đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng NƠXH trên phạm vi địa bàn theo quy định của Chính phủ và/hoặc đầu tư xây dựng NƠXH để cho thuê.
Tiên phong trong việc thay đổi bộ mặt của Thanh Trì trên đường bước lên Quận, Sunrise Home ra đời, mang nhiều tâm huyết của chủ đầu tư trong việc kiến tạo nên một phong cách sống mới, hiện đại và đẳng cấp hơn. Với vị trí đắt giá, thiết kế hiện đại và hệ thống tiện ích cao cấp, Sunrise Home NGọc Hồi là dự án khởi đầu và cũng là bước ngoặt mới trên thị trường căn hộ trong khu vực.
Nhà ở xã hội Sunrise Home tọa lạc tại vị trí đắc địa tại xã Ngọc Hồi, Thanh Trì. Giao cắt giữa trục đường quốc lộ 1A đang mở rộng và đường Vũ Lăng kéo dài, rất thuận tiện đi lại, học hành và làm việc.
Với kiến trúc độc đáo, thiết kế thông thoáng, mỗi căn hộ Sunrise Home đều được tối ưu hóa diện tích và công năng sử dụng, vừa tạo được không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình vừa đảm bảo sự thoải mái riêng tư cho từng thành viên. Tất cả các phòng trong nhà đều có tầm nhìn thoáng, hưởng được khí trời và ánh sáng tự nhiên, view rộng bao quát toàn bộ khu vực phía Nam Hà Nội.
Các không gian trong căn hộ của chung cư Sunrise Home Ngọc Hồi đều được liên thông, kết nối với nhau. Hai lô gia rộng rãi cho chủ nhân thỏa sức trang trí, sáng tạo hay “đem cả thiên nhiên” vào căn hộ của mình. Phòng bếp được quy hoạch riêng, khép kín là ý tưởng thiết kế độc đáo mà không phải dự án nào cũng có. Sunrise home Thanh Trì cũng là dự án nhà ở xã hội tốt nhất của huyện thanh trì trong năm 2023.
Liên Hệ tư vấn Hotline : 0906.126.393